Phần cứng có thể tạm hiểu là tất cả thiết bị hữu hình cấu thành nên một chiếc máy tính cá nhân, chẳng hạn như màn hình, bộ xử lý, ổ quang, card mạng, RAM, bàn phím và chuột.
Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ 7 thuật ngữ thông dụng liên quan đến các phần cứng cơ bản để từ đó bạn có thể am hiểu hơn về chiếc máy tính đang dùng hoặc khi đi mua máy mới có thể dễ hình dung hơn những điều mà nhân viên tư vấn nói.
1. CPU
Bộ xử lý trung tâm ( CPU ) có trách nhiệm xử lý hầu hết dữ liệu/tác vụ của máy tính, điều khiển thiết bị đầu vào (như chuột, bàn phím) cũng như thiết bị đầu ra (như màn hình, máy in).
Đúng như bạn tưởng tượng, tốc độ và hiệu suất của CPU là một trong những yếu quan trọng nhất giúp xác định một máy tính hoạt động tốt như thế nào. Về cơ bản, CPU là một tấm mạch rất nhỏ, bên trong chứa một tấm wafer silicon được bọc trong một con chip bằng gốm và gắn vào bảng mạch.
7 loại phần cứng máy tính bạn nên hiểu, phần cứng máy tính, thủ thuật, bộ xử lý,card mạng,LCD,linh kiện máy tính,ổ quang,Ổ SSD,RAM,router,thủ thuật phần cứng,Wi-Fi, 7 khái niệm phần cứng máy tính mà bạn nên hiểu rõ
Bộ xử lý là 1 thành phần đặc biệt quan trọng đối với hệ thống máy tính cá nhân.
Tốc độ CPU được đo bằng đơn vị hezt (Hz) hay gigahertz (GHz), giá trị của con số này càng lớn thì CPU hoạt động càng nhanh.
Một hertz (Hz) được hiểu là một dao động trong mỗi giây, còn một gigahertz là 1 tỷ dao động trong mỗi giây. Tuy nhiên tốc độ CPU không chỉ được đo lường bằng giá trị Hz hay GHz bởi CPU của mỗi hãng sẽ có những công nghệ cải thiện hiệu năng khác nhau nhằm làm tăng thông lượng dữ liệu theo cách riêng.
Một sự so sánh công bằng hơn giữa các CPU khác nhau chính là số lệnh mà chúng có thể thực hiện mỗi giây.
Đến đây chắc bạn cũng đã phần nào hiểu được thuật ngữ CPU bị dùng sai ở Việt Nam khá nhiều. Mọi người thường dùng từ CPU để chỉ cái thùng máy (case) của chiếc máy tính để bàn truyền thống, nhưng thực chất CPU chỉ là một con chip rất nhỏ bên trong, còn thùng máy thì chứa cả CPU, bo mạch chủ, RAM, ổ cứng, ổ quang và card đồ họa (nếu có).
2. RAM
RAM là một loại bộ nhớ, gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM), tạo thành một không gian nhớ tạm để máy tính hoạt động. Tuy cũng gọi là bộ nhớ, nhưng bạn đừng lầm tưởng chúng chứa dữ liệu của mình bởi khi tắt máy tính thì RAM chẳng còn nhớ gì dữ liệu từng được máy tính lưu trên đó.
Hay nói cụ thể hơn, RAM chỉ là nơi tạm nhớ những gì cần làm để CPU có thể xử lý nhanh hơn do tốc độ truy xuất trên RAM nhanh hơn rất nhiều lần so với ổ cứng (nơi thật sự lưu dữ liệu của bạn) hay các thiết bị lưu trữ khác như thẻ nhớ, đĩa quang.
Bộ nhớ RAM càng nhiều thì máy tính của bạn có thể mở cùng lúc nhiều ứng dụng mà không bị chậm. Nhìn chung thì thêm RAM cũng có thể làm cho một số ứng dụng chạy tốt hơn.
Dung lượng bộ nhớ RAM hiện tại được đo bằng gigabyte (GB), 1GB tương đương 1 tỷ byte. Hầu hết máy tính thông thường ngày nay đều có ít nhất 2-4GB RAM, với các máy cao cấp thì dung lượng RAM có thể lên đến 16GB hoặc cao hơn.
Giống như CPU, bộ nhớ RAM bao gồm những tấm wafer silicon mỏng, bọc trong chip gốm và gắn trên bảng mạch. Các bảng mạch giữ các chip nhớ RAM hiện tại được gọi là DIMM (Dual In-Line Memory Module) do chúng tiếp xúc với bo mạch chủ bằng hai đường riêng biệt.
3. Ổ cứng
Ổ cứng là nơi lưu trữ hệ điều hành, phần mềm và mọi dữ liệu của bạn. Khi tắt nguồn, mọi thứ vẫn còn đó nên bạn không phải cài lại phần mềm hay mất dữ liệu khi tắt mở máy tính. Khi bật máy tính, hệ điều hành và ứng dụng sẽ được chuyển từ ổ cứng lên bộ nhớ RAM để chạy.
7 loại phần cứng máy tính bạn nên hiểu, phần cứng máy tính, thủ thuật, bộ xử lý,card mạng,LCD,linh kiện máy tính,ổ quang,Ổ SSD,RAM,router,thủ thuật phần cứng,Wi-Fi, 7 khái niệm phần cứng máy tính mà bạn nên hiểu rõ
Dung lượng lưu trữ ổ cứng cũng được đo bằng gigabyte (GB) như bộ nhớ. Một ổ đĩa cứng thông thường hiện tại có thể chứa 500GB hoặc thậm chí 1 terabyte (1.000GB) hoặc hơn. Hầu hết ổ cứng được bán ngày nay là loại cơ khí truyền thống sử dụng đĩa kim loại để lưu trữ dữ liệu bằng từ tính.
Bạn chắc cũng đã nghe nói đến hoặc đang sử dụng một loại mới hơn là SSD (hay gọi là ổ cứng rắn), sử dụng một loại bộ nhớ, dùng các chip nhớ chứ không có phần quay cơ học, cho tốc độ đọc ghi nhanh hơn nhiều, hoạt động yên tĩnh và độ tin cậy cao hơn nhưng giá của loại sản phẩm này còn khá đắt.
4. Thiết bị đầu vào
Một máy tính có thể đi kèm với một hoặc nhiều thiết bị đầu vào như chuột, touchpad, trackball (máy tính xách tay), bàn phím hay bảng vẽ.
5. Màn hình
Tùy thuộc vào loại máy tính, màn hình (monitor) hiển thị có thể được gắn liền (laptop, máy để bàn All-In-One), hoặc có thể là một đơn vị riêng biệt được gọi là một màn hình với dây nguồn riêng. Một số màn hình có tích hợp cảm ứng, vì vậy bạn có thể sử dụng ngón tay chạm trên màn hình để điều khiển tương tự như dùng điện thoại hay máy tính bảng.
Với các máy tính để bàn truyền thống, màn hình nằm riêng biệt chỉ có nhiệm vụ hiển thị nên nếu có hỏng hóc thì bạn có thể yên tâm thay thế mà không lo mất dữ liệu hay phần mềm như một số người dùng vẫn lầm tưởng.
Chất lượng hiển thị được đo bằng độ phân giải, là số lượng điểm ảnh khi hiển thị ở độ phân giải cao nhất có thể. Ví dụ một màn hình máy tính xách tay có độ phân giải 1.920x1.080 pixel; số đầu tiên đại diện cho độ phân giải ngang và số thứ hai là độ phân giải dọc.
Bạn có thể nhân hai số này để ra số lượng điểm ảnh và sau đó chia kích thước đường chéo (inch) màn hình để ra chỉ số mật độ điểm ảnh (dpi) mà bạn vẫn thường thấy trên các bài báo công nghệ hay chi tiết kỹ thuật quảng cáo các sản phẩm liên quan đến hiển thị.
Một yếu tố khác bạn cần quan tâm là tỷ lệ khung hình. Hiện tại có hai tiêu chuẩn là 4:3 (hay gọi là màn hình vuông – thực chất không phải hình vuông) và 16:9 (màn hình rộng hay màn hình wide, cũng là tiêu chuẩn của hầu hết nội dung video hiện nay).
Với thông số độ phân giải, bạn cũng có thể biết ngay một màn hình sở hữu khung hình dạng nào bằng cách rút gọn tỷ lệ độ phân giải ngang/độ phân giải dọc. Ví dụ, một màn hình có độ phân giải tối đa là 800x600, thì bạn lấy 800 chia cho 600, được giá trị 4/3 tức là tỷ lệ 4:3.
6. Ổ đĩa quang
Hầu hết máy tính để bàn và máy tính xách tay (ngoại trừ các máy dòng siêu mỏng hay quá nhỏ gọn) đều đi kèm với một ổ đĩa quang, nơi đọc/ghi đĩa CD, DVD, và Blu-ray (tùy thuộc máy).
Gọi bằng tên ổ đĩa quang là do cách chúng đọc ghi dữ liệu trên đĩa. Cụ thể, một đèn laser sẽ chiếu ánh sáng vào bề mặt, và một cảm biến sẽ đo lượng ánh sáng bật ngược trở lại từ một điểm nào đó trên đĩa và giải mã ra dữ liệu.
Ngày nay, với sự phát triển của tốc độ truy cập Internet thì hầu hết dữ liệu, phim ảnh đều có thể lưu trữ hoặc cài đặt từ các dịch vụ điện toán đám mây (hay nói cho dễ hiểu là một nơi lưu trữ trên Internet) nên vai trò của ổ đĩa quang cũng dần mờ nhạt.
7. Card mạng
Khi sở hữu máy tính, ắt hẳn bạn sẽ muốn dùng nó để kết nối Internet và điều đó có nghĩa là bạn muốn máy tính của mình sở hữu một card mạng.
Hầu hết máy tính ngày nay đều được tích hợp ít nhất một card mạng LAN (có dây hoặc không dây) trên bo mạch chủ để bạn có thể kết nối chúng với bộ định tuyến Internet (bộ định tuyến thường đi kèm dịch vụ Internet của các nhà mạng VNPT, Vietel, FPT).
Card mạng trên máy tính giúp bạn kết nối với mạng nội bộ hay Internet.
Nếu card mạng tích hợp hỏng, bạn có thể gắn thêm một card mạng rời vào khe mở rộng (PCI hoặc PCI Express 1x bên trong máy tính để bàn) hoặc thông qua cổng USB (tùy loại card mạng). Hai loại card mạng này hiện có thể mua dễ dàng tại các cửa hàng vi tính.
Nếu dùng kết nối dạng có dây, bạn phải kết nối cáp mạng từ máy tính đến bộ định tuyến . Còn nếu dùng card mạng không dây (bạn vẫn có thể mua thêm card mạng không dây cho máy tính để bàn) thì máy tính được kết nối đến bộ định tuyến hoặc điểm truy cập không dây thông qua sóng radio. Tiêu chuẩn hiện tại được gọi là Wi-Fi.
Nếu dịch vụ Internet tốc độ cao (ADSL hoặc cáp quang) không có sẵn trong khu vực đang sinh sống, bạn có thể chọn giải pháp thay thế là dùng modem 3G - một thiết bị cắm vào máy tính qua cổng USB và sử dụng sóng di động để kết nối Internet.
xem thêm:
máy tính chơi game
Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ 7 thuật ngữ thông dụng liên quan đến các phần cứng cơ bản để từ đó bạn có thể am hiểu hơn về chiếc máy tính đang dùng hoặc khi đi mua máy mới có thể dễ hình dung hơn những điều mà nhân viên tư vấn nói.
1. CPU
Bộ xử lý trung tâm ( CPU ) có trách nhiệm xử lý hầu hết dữ liệu/tác vụ của máy tính, điều khiển thiết bị đầu vào (như chuột, bàn phím) cũng như thiết bị đầu ra (như màn hình, máy in).
Đúng như bạn tưởng tượng, tốc độ và hiệu suất của CPU là một trong những yếu quan trọng nhất giúp xác định một máy tính hoạt động tốt như thế nào. Về cơ bản, CPU là một tấm mạch rất nhỏ, bên trong chứa một tấm wafer silicon được bọc trong một con chip bằng gốm và gắn vào bảng mạch.
7 loại phần cứng máy tính bạn nên hiểu, phần cứng máy tính, thủ thuật, bộ xử lý,card mạng,LCD,linh kiện máy tính,ổ quang,Ổ SSD,RAM,router,thủ thuật phần cứng,Wi-Fi, 7 khái niệm phần cứng máy tính mà bạn nên hiểu rõ
Bộ xử lý là 1 thành phần đặc biệt quan trọng đối với hệ thống máy tính cá nhân.
Tốc độ CPU được đo bằng đơn vị hezt (Hz) hay gigahertz (GHz), giá trị của con số này càng lớn thì CPU hoạt động càng nhanh.
Một hertz (Hz) được hiểu là một dao động trong mỗi giây, còn một gigahertz là 1 tỷ dao động trong mỗi giây. Tuy nhiên tốc độ CPU không chỉ được đo lường bằng giá trị Hz hay GHz bởi CPU của mỗi hãng sẽ có những công nghệ cải thiện hiệu năng khác nhau nhằm làm tăng thông lượng dữ liệu theo cách riêng.
Một sự so sánh công bằng hơn giữa các CPU khác nhau chính là số lệnh mà chúng có thể thực hiện mỗi giây.
Đến đây chắc bạn cũng đã phần nào hiểu được thuật ngữ CPU bị dùng sai ở Việt Nam khá nhiều. Mọi người thường dùng từ CPU để chỉ cái thùng máy (case) của chiếc máy tính để bàn truyền thống, nhưng thực chất CPU chỉ là một con chip rất nhỏ bên trong, còn thùng máy thì chứa cả CPU, bo mạch chủ, RAM, ổ cứng, ổ quang và card đồ họa (nếu có).
2. RAM
RAM là một loại bộ nhớ, gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM), tạo thành một không gian nhớ tạm để máy tính hoạt động. Tuy cũng gọi là bộ nhớ, nhưng bạn đừng lầm tưởng chúng chứa dữ liệu của mình bởi khi tắt máy tính thì RAM chẳng còn nhớ gì dữ liệu từng được máy tính lưu trên đó.
Hay nói cụ thể hơn, RAM chỉ là nơi tạm nhớ những gì cần làm để CPU có thể xử lý nhanh hơn do tốc độ truy xuất trên RAM nhanh hơn rất nhiều lần so với ổ cứng (nơi thật sự lưu dữ liệu của bạn) hay các thiết bị lưu trữ khác như thẻ nhớ, đĩa quang.
Bộ nhớ RAM càng nhiều thì máy tính của bạn có thể mở cùng lúc nhiều ứng dụng mà không bị chậm. Nhìn chung thì thêm RAM cũng có thể làm cho một số ứng dụng chạy tốt hơn.
Dung lượng bộ nhớ RAM hiện tại được đo bằng gigabyte (GB), 1GB tương đương 1 tỷ byte. Hầu hết máy tính thông thường ngày nay đều có ít nhất 2-4GB RAM, với các máy cao cấp thì dung lượng RAM có thể lên đến 16GB hoặc cao hơn.
Giống như CPU, bộ nhớ RAM bao gồm những tấm wafer silicon mỏng, bọc trong chip gốm và gắn trên bảng mạch. Các bảng mạch giữ các chip nhớ RAM hiện tại được gọi là DIMM (Dual In-Line Memory Module) do chúng tiếp xúc với bo mạch chủ bằng hai đường riêng biệt.
3. Ổ cứng
Ổ cứng là nơi lưu trữ hệ điều hành, phần mềm và mọi dữ liệu của bạn. Khi tắt nguồn, mọi thứ vẫn còn đó nên bạn không phải cài lại phần mềm hay mất dữ liệu khi tắt mở máy tính. Khi bật máy tính, hệ điều hành và ứng dụng sẽ được chuyển từ ổ cứng lên bộ nhớ RAM để chạy.
7 loại phần cứng máy tính bạn nên hiểu, phần cứng máy tính, thủ thuật, bộ xử lý,card mạng,LCD,linh kiện máy tính,ổ quang,Ổ SSD,RAM,router,thủ thuật phần cứng,Wi-Fi, 7 khái niệm phần cứng máy tính mà bạn nên hiểu rõ
Dung lượng lưu trữ ổ cứng cũng được đo bằng gigabyte (GB) như bộ nhớ. Một ổ đĩa cứng thông thường hiện tại có thể chứa 500GB hoặc thậm chí 1 terabyte (1.000GB) hoặc hơn. Hầu hết ổ cứng được bán ngày nay là loại cơ khí truyền thống sử dụng đĩa kim loại để lưu trữ dữ liệu bằng từ tính.
Bạn chắc cũng đã nghe nói đến hoặc đang sử dụng một loại mới hơn là SSD (hay gọi là ổ cứng rắn), sử dụng một loại bộ nhớ, dùng các chip nhớ chứ không có phần quay cơ học, cho tốc độ đọc ghi nhanh hơn nhiều, hoạt động yên tĩnh và độ tin cậy cao hơn nhưng giá của loại sản phẩm này còn khá đắt.
4. Thiết bị đầu vào
Một máy tính có thể đi kèm với một hoặc nhiều thiết bị đầu vào như chuột, touchpad, trackball (máy tính xách tay), bàn phím hay bảng vẽ.
5. Màn hình
Tùy thuộc vào loại máy tính, màn hình (monitor) hiển thị có thể được gắn liền (laptop, máy để bàn All-In-One), hoặc có thể là một đơn vị riêng biệt được gọi là một màn hình với dây nguồn riêng. Một số màn hình có tích hợp cảm ứng, vì vậy bạn có thể sử dụng ngón tay chạm trên màn hình để điều khiển tương tự như dùng điện thoại hay máy tính bảng.
Với các máy tính để bàn truyền thống, màn hình nằm riêng biệt chỉ có nhiệm vụ hiển thị nên nếu có hỏng hóc thì bạn có thể yên tâm thay thế mà không lo mất dữ liệu hay phần mềm như một số người dùng vẫn lầm tưởng.
Bạn có thể nhân hai số này để ra số lượng điểm ảnh và sau đó chia kích thước đường chéo (inch) màn hình để ra chỉ số mật độ điểm ảnh (dpi) mà bạn vẫn thường thấy trên các bài báo công nghệ hay chi tiết kỹ thuật quảng cáo các sản phẩm liên quan đến hiển thị.
Một yếu tố khác bạn cần quan tâm là tỷ lệ khung hình. Hiện tại có hai tiêu chuẩn là 4:3 (hay gọi là màn hình vuông – thực chất không phải hình vuông) và 16:9 (màn hình rộng hay màn hình wide, cũng là tiêu chuẩn của hầu hết nội dung video hiện nay).
Với thông số độ phân giải, bạn cũng có thể biết ngay một màn hình sở hữu khung hình dạng nào bằng cách rút gọn tỷ lệ độ phân giải ngang/độ phân giải dọc. Ví dụ, một màn hình có độ phân giải tối đa là 800x600, thì bạn lấy 800 chia cho 600, được giá trị 4/3 tức là tỷ lệ 4:3.
6. Ổ đĩa quang
Hầu hết máy tính để bàn và máy tính xách tay (ngoại trừ các máy dòng siêu mỏng hay quá nhỏ gọn) đều đi kèm với một ổ đĩa quang, nơi đọc/ghi đĩa CD, DVD, và Blu-ray (tùy thuộc máy).
Gọi bằng tên ổ đĩa quang là do cách chúng đọc ghi dữ liệu trên đĩa. Cụ thể, một đèn laser sẽ chiếu ánh sáng vào bề mặt, và một cảm biến sẽ đo lượng ánh sáng bật ngược trở lại từ một điểm nào đó trên đĩa và giải mã ra dữ liệu.
Ngày nay, với sự phát triển của tốc độ truy cập Internet thì hầu hết dữ liệu, phim ảnh đều có thể lưu trữ hoặc cài đặt từ các dịch vụ điện toán đám mây (hay nói cho dễ hiểu là một nơi lưu trữ trên Internet) nên vai trò của ổ đĩa quang cũng dần mờ nhạt.
7. Card mạng
Khi sở hữu máy tính, ắt hẳn bạn sẽ muốn dùng nó để kết nối Internet và điều đó có nghĩa là bạn muốn máy tính của mình sở hữu một card mạng.
Hầu hết máy tính ngày nay đều được tích hợp ít nhất một card mạng LAN (có dây hoặc không dây) trên bo mạch chủ để bạn có thể kết nối chúng với bộ định tuyến Internet (bộ định tuyến thường đi kèm dịch vụ Internet của các nhà mạng VNPT, Vietel, FPT).
Nếu card mạng tích hợp hỏng, bạn có thể gắn thêm một card mạng rời vào khe mở rộng (PCI hoặc PCI Express 1x bên trong máy tính để bàn) hoặc thông qua cổng USB (tùy loại card mạng). Hai loại card mạng này hiện có thể mua dễ dàng tại các cửa hàng vi tính.
Nếu dùng kết nối dạng có dây, bạn phải kết nối cáp mạng từ máy tính đến bộ định tuyến . Còn nếu dùng card mạng không dây (bạn vẫn có thể mua thêm card mạng không dây cho máy tính để bàn) thì máy tính được kết nối đến bộ định tuyến hoặc điểm truy cập không dây thông qua sóng radio. Tiêu chuẩn hiện tại được gọi là Wi-Fi.
Nếu dịch vụ Internet tốc độ cao (ADSL hoặc cáp quang) không có sẵn trong khu vực đang sinh sống, bạn có thể chọn giải pháp thay thế là dùng modem 3G - một thiết bị cắm vào máy tính qua cổng USB và sử dụng sóng di động để kết nối Internet.
xem thêm:
máy tính chơi game
0 Nhận xét